Chủ Nhật, 08-01-2023 01:42
img

BỘ CÂU HỎI CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN NĂM 2022

I. Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XV ban hành ngày 16/6/2022 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) thì quyền nào sau đây là quyền tác giả?

A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

B. Quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình.

C. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế của mình.

D. Quyền của người tạo ra tác phẩm được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

Câu 2. Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả?

  1. Tác phẩm khoa học
  2. Chương trình máy tính
  3. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin
  4. Một bản vẽ liên quan đến địa hình.

 

Câu 3. Hành vi nào bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả ?

  1. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện.
  2. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  3. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  4. Cả A, B và C.

 

Câu 4. Các chế tài đối với hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan?

A. Chỉ áp dụng chế tài dân sự.

B. Áp dụng chế tài dân sự, hình sự, hành chính và các biện pháp khẩn cấp.

C. Chỉ áp dụng chế tài hình sự và dân sự.

D. Chỉ áp dụng chế tài hành chính và hình sự.

 

Câu 5. Trường hợp nào sau đây thể hiện quyền thỏa thuận của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính?

  1. Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính không cần thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa chương trình máy tính. 
  2. Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính không cần thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc nâng cấp chương trình máy tính. 
  3. Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính chỉ có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa chương trình máy tính. 
  4. Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính có quyền thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính. 

 

Câu 6. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là bao nhiêu ngày làm việc?

A. 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

B. 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

C. 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

D. 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

 

Câu 7. Trường hợp nào sau đây khi sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm?

  1. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân;
  2. Tự sao chép hai bản trở lên để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân, và không nhằm mục đích thương mại;
  3. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
  4. Tự sao chép hai bản trở lên để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép.

 

Câu 8. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh từ thời điểm nào?

A. Kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

B. Kể từ khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả

C. Kể từ khi được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả

D. Kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả

 

Câu 9. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền áp dụng biện pháp nào dưới đây đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả các tác phẩm của mình?

A. Yêu cầu bên có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

B. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đó;

C. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.

D. Cả A, B và C

 

Câu 10. Trường hợp nào sau đây khi sử dụng chương trình phát sóng đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về chương trình phát sóng?

  1. Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng này đã được công bố để giảng dạy;
  2. Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự;
  3. Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
  4. Cả A, B và C

 

Câu 11. Chị Hoa là nhân viên của Công ty TNHH Phát Tài, được cơ quan đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo logo cho Công ty. Sau 2 tháng chị Hoa hoàn thành việc sáng tạo logo, đồng thời chị Hoa xin thôi việc. Công ty có được khai thác, sử dụng logo mà chị Hoa sáng tạo không?

A. Công ty phải xin phép và được sự đồng ý của chị Hoa mới được sử dụng.

B. Công ty không được quyền sử dụng, vì chị Hoa không còn là nhân viên của Công ty.

C. Công ty được quyền sử dụng, vì Công ty đã giao nhiệm vụ sáng tạo cho chị Hoa.

D. Công ty không được quyền sử dụng, vì chị Hoa là tác giả của tác phẩm logo.

 

Câu 12: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo cách nào?

  1. Chỉ được nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
  2. Chỉ được nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
  3. Chỉ được nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
  4. Có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

 

Câu 13 : Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là bao lâu ?

  1. 30 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  2. 40 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  3. 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
  4. 60 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

 

Câu 14. Trường hợp nào sau đây cho phép sao chép tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm?

  1. Sao chép tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
  2. Sao chép tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân;
  3. Sao chép một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
  4. Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.

 

Câu 15. Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan?

A. Bộ Khoa học và Công nghệ

B. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

C. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

D. Cả A, B và C

 

Câu 16. Các đối tượng nào sau đây được bảo hộ quyền liên quan?

  1. Chương trình phát sóng; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình
  2. Tác phẩm điện ảnh; chương trình phát sóng; bản ghi âm, ghi hình
  3. Tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm điện ảnh; chương trình phát sóng

D. Cả A, B và C

 

Câu 17. Khi nào một tác phẩm thuộc về công chúng?

  1. Khi tác giả qua đời;
  2. Khi chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó qua đời;
  3. Khi tác giả mất tích;
  4. Khi tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ.

 

Câu 18. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan?

  1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  2. Cục Bản quyền tác giả
  3. Cục Sở hữu trí tuệ
  4. Cả A, B và C

 

Câu 19. Trường hợp nào dưới đây được phép sử dụng chương trình máy tính mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ?

  1. Chương trình máy tính đã công bố;
  2. Chương trình máy tính đã kết thúc thời hạn bảo hộ;
  3. Tự sao chép một bản chương trình máy tính nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân;
  4. Sao chép chương trình máy tính để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

 

Câu 20: Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp nào sau đây?

  1. Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sáng tạo do cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu;
  2. Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước;
  3. Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chết không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
  4. Cả A, B và C.

 

II. Câu hỏi tự luận:

Người tham dự cuộc thi lựa chọn 1 trong 3 câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Theo bạn cần làm gì để góp phần thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, sử dụng tài sản quyền tác giả, quyền liên quan của cơ quan/trường học của mình?

          Câu 2. Theo bạn cần làm gì để thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng hiện nay?

Câu 3. Theo bạn cần làm gì để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam hiện nay?

 

 

 

 

img