Đặt câu hỏi

Độc giả: Phạm Minh Thắng

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Xin chào Quý Cục, tôi là một Tiktoker nổi tiếng. Hôm trước tôi có đăng một video lên trang Tik tok và có sử dụng một tác phẩm mà tôi không nêu tên tác giả cũng như tên tác phẩm. Tác giả của tác phẩm đó đã dọa sẽ kiện tôi, nên tôi muốn hỏi là hành vi của tôi sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Cục Bản quyền tác giả, với câu hỏi này, chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ bao gồm 2 quyền: quyền tài sản và quyền nhân thân. Trường hợp cụ thể của bạn, bạn vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả. Vì vậy, bạn sẽ có đủ 2 quyền nêu trên.

 Thời gian bảo hộ đối với quyền nhân thân:

“Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Căn cứ vào điều 27 – Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ như sau:

“Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả       

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, quyền nhân thân quy định tại khoản 1,2,4 nêu trên bạn sẽ được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

Ảnh minh họa

Thời gian bảo hộ đối với quyền tài sản:

Quyền tài sản được quy định trong điều 20 Luật SHTT 2005 như sau:

“Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Căn cứ Khoản 2 điều 27 Luật SHTT sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định thời hạn bảo hộ quyền tài sản như sau:

“2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Căn cứ vào quy định nêu trên, chương trình máy tính của bạn thuộc mục (b) nêu trên và sẽ có thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

Độc giả: Ngô Thành Đạt

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Hiện nay, công ty chúng tôi đang thực hiện chương trình quảng cáo, truyền thông cho một nhãn hàng đồ gia dụng tại TP. Hồ Chí Minh. Trong quá trình sản xuất, quay và dựng phim tư liệu về nhãn hàng đồ gia dụng trên. Do thời gian gấp, nên chúng tôi có sử dụng một tác phẩm âm nhạc của một nhạc sỹ nổi tiếng mà không xin phép tác giả. Tuy nhiên, chúng tôi không lấy toàn bộ bài hát đó, mà chúng tôi chỉ cắt xén, chỉnh sửa một số đoạn của bài hát cho phù hợp với nhãn hàng gia dụng? Tác giả của tác phẩm đó đã dọa sẽ kiện công ty tôi, nên tôi muốn hỏi là hành vi của công ty tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn.
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ”.

           Như vậy, hiện nay, Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Độc giả: Lê Hồng Hải

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Quý Cục, tôi là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả của 1 chương trình máy tính, để bảo hộ quyền tác giả cho chương trình máy tính, tôi đã tiến hành đăng ký bản quyền chương trình máy tính và đã được Qúy Cục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chương trình máy tính. Cho phép tôi được hỏi: thời hạn bảo hộ của quyền tác giả của chương trình máy tính là bao lâu vì trên giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả không ghi thời hạn bảo hộ, rất mong được Quý Cục giải đáp thắc mắc này.
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan, về Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả thì: “1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, Công ty HUMIOS là chủ sở hữu đối với tác phẩm logo của Công ty nên Công ty HUMIOS sẽ được quyền sử dụng, vì Công ty HUMIOS đã đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo cho chị Lam Giang. Bên cạnh đó, chị Lam Giang là tác giả của logo nên chị Lam Giang vẫn có các quyền nhân thân theo quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

Độc giả: Nguyễn Phương Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Qúy Cục, tôi chuẩn bị đăng ký một tác phẩm văn học do tôi là tác giả và đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tôi muốn hỏi Qúy Cục như sau: Tôi có cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký quyền tác giả không? Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả được không? Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả lấy ở đâu?
Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm nhiếp ảnh; sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử; sao chép, sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Hành vi của bạn có thể bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu phát tán, phân phối, nhân bản, sản xuất, trưng bày… tác phẩm (ảnh) của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khác đến công chúng mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả:

 “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả” (Khoản 10 Điều 28 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

 “Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nhưng nếu bạn không đăng website mà chỉ sử dụng những bức ảnh đó với một trong số các trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì bạn không cần phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả của tác phẩm “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính."

 

Độc giả: Bùi Minh Nhật

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Khi nào thì Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan? Thẩm quyền và thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định như thế nào trong Luật Sở hữu trí tuệ?
Trả lời:

Ảnh minh họa

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như sau:

Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Theo Điều 3 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:

  • Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
  • Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
  • Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
  • Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được quy định trong Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong lĩnh vực mỹ thuật hiện nay, tình trạng sao chép tranh, làm tranh giả, làm tranh mạo danh…vi phạm quyền tác giả vẫn còn xảy ra. Việc sao chép tranh chủ yếu của các tác giả nổi tiếng, các tác giả có tranh bán chạy trong nước, cũng có những trường hợp sao chép tranh của tác giả nước ngoài, ký tên mình và thậm chí còn gửi tham gia cuộc thi đạt giải, sau đó bị báo chí phát hiện lên án, tác giả đó đã bị tịch thu lại giải thưởng và có trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quyền tác giả. Việc mạo danh tác giả cũng xảy ra nhiều. Dựa trên đặc trưng bút pháp của các tác giả nổi tiếng để vẽ tranh có cùng phong cách và ký tên tác giả nổi tiếng đó để bán được tranh với giá cao cũng là một hành vi vi phạm quyền tác giả….

 

Độc giả: Nguyễn Hữu Bằng

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Qúy Cục, Công ty chúng tôi mới sản xuất 1 bộ phim điện ảnh, Qúy Cục cho phép tôi được hỏi: Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim điện ảnh như thế nào?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm phái sinh. Trong đó, chương trình máy tính là một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy (theo quy định tại Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ).

Theo đó, ứng dụng bán hàng được xem là chương trình máy tính, là một đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Ứng dụng bán hàng được bảo hộ ngay từ thời điểm nó được tạo ra dưới một hình thái vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là ứng dụng đó được tạo ra bởi chính tác giả và không sao chép từ bất cứ phần mềm ứng dụng nào khác.

Trên thực tế khi tranh chấp xảy ra, nhiều trường hợp rất khó chứng minh hoặc khó tìm ra chứng cứ chứng tỏ rằng ai là người đầu tiên sáng tạo ra phần mềm ứng dụng. Để tránh nguy cơ đó, pháp luật khuyến khích các tác giả đem ứng dụng của mình đi đăng ký bản quyền tác giả nhằm tạo cho tác giả bằng chứng về việc sáng tạo và đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh ngược lại cho tất cả các cá nhân, tổ chức khác khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy, bạn nên làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với ứng dụng bán hàng của mình tại Cục Bản quyền tác giả. Tránh trường hợp người khác sao chép bất hợp pháp cũng như những tranh chấp phát sinh sẽ có bằng chứng để bảo vệ quyền tác giả của bạn được tốt hơn.

 

Độc giả: Ngô Minh Nam

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Hiện nay, công ty chúng tôi đang thực hiện chương trình quảng cáo, truyền thông cho một hãng mỹ phẩm tại Hà Nội. Trong quá trình sản xuất, quay và dựng phim tư liệu về hãng mỹ phẩm. Do thời gian gấp, nên chúng tôi có sử dụng một tác phẩm âm nhạc của một nhạc sỹ nổi tiếng mà không xin phép tác giả. Xin hỏi cách làm như công ty tôi có vi phạm luật sở hữu trí tuệ về tác phẩm hay không? Xin cảm ơn.
Trả lời:

Có cần tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký?

Việc tra cứu bản quyền tác giả trước khi nộp đơn đăng ký là cần thiết nhưng không phải bắt buộc do đặc thù hình thức bảo hộ của quyền tác giả khác với đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, việc tra cứu bản quyền chỉ mang tính chất hình thức.

Cá nhân có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả được không?

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân hoặc pháp nhân đều có quyền nộp đơn đăng ký quyền tác giả để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp cho tác phẩm của mình.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Do đó, cá nhân hoàn toàn có thể nộp đơn đăng ký quyền tác giả.

Tờ khai (đơn) đăng ký quyền tác giả lấy ở đâu?

Tờ khai (đơn) đăng ký quyền tác giả phải theo đúng mẫu của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đó là Cục Bản quyền tác giả. Do đó, bạn có thể truy cập vào website của Cục Bản quyền tác giả để được cung cấp các mẫu tờ khai cho việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Độc giả: Đinh Khánh Hưng

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Kính chào Cục Bản quyền tác giả, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Cho tôi hỏi có cần thiết phải đăng ký bảo hộ bản quyền ở cơ quan nhà nước không? Và đối với những cá nhân như tôi thì có thể đăng ký bản quyền ở đâu? Mong Qúy Cục có thể hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan:

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”

          Như vậy, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Độc giả: Trần Kim Dung

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Kính chào Cục Bản quyền tác giả, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tôi muốn làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Tôi muốn nhờ Cục Bản quyền tác giả tư vấn giúp tôi về thủ tục đăng ký bản quyền? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Ông Hoàng Doanh có thể nộp hồ sơ đăng ký các tác phẩm của ông như sau: Mỗi tác phẩm nhiếp ảnh làm một bộ hồ sơ đăng ký hoặc làm một bộ hồ sơ đăng ký cho “sưu tập 63 tác phẩm nhiếp ảnh” hoặc làm các bộ hồ sơ đăng ký cho tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh chia theo chủ đề.

Độc giả: Nguyễn Ánh Tuyết

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào Qúy Cục, tôi đã đăng ký bản quyền tác giả cho 01 tác phẩm chương trình máy tính, hiện nay có 1 số đối tác muốn nhận chuyển nhượng bản quyền chương trình máy tính này, Qúy Cục vui lòng cho tôi biết thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 25 về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 22/NĐ-CP về trích dẫn hợp lý tác phẩm quy định: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.

2. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bạn trích dẫn nội dung trong cuốn sách này nhằm mục đích củng cố và dẫn chứng vào bài viết của mình, có trích nguồn và trích tên tác giả thì bạn không thuộc trường hợp xâm phạm về quyền tác giả.